Google+

Trang chủ

Thăm Sóc Bom Bo
Cập nhật ngày 14/12/2011

Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa/ Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya/Bồng con ra võng để đòng đưa/Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa...

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham soc bom bo

Ở xã Bom Bo có ngôi trường tiểu học mang tên cố Nhạc sĩ Xuân Hồng, người sáng tác ca khúc "Tiếng chày trên Sóc Bom Bo", ca khúc đã đưa địa danh này vào lịch sử.

Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã từng nghe bài hát ấy của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: "Tiếng chày trên Sóc Bom Bo", bài hát đã đi sâu vào lòng người do tiết tấu rộn rã, khẩn trương, giai điệu hồn nhiên, ca từ mộc mạc nhưng sâu sắc đã tái hiện một quá khứ hào hùng, một tấm lòng theo cách mạng của đồng bào dân tộc S'tiêng anh em.

Trước đây tôi cũng có vài lần tới công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bù Đăng, Bình Phước nhưng chưa có điều kiện để đến thăm địa danh anh hùng, khá nổi tiếng này do điều kiện thời gian, nhưng lần công tác hôm nay tại xã Bom Bo thì lại là một may mắn.

Sáng sớm, tôi cùng với một anh cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bù Đăng đến làm việc tại một số trường tiểu học, THCS thuộc xã Bom Bo. Con đường nhựa thẳng tắp khá đẹp lượn qua những ngọn đồi xanh mướt điều, cà phê,...dẫn từ thị trấn Đức Phong đến chợ trung tâm xã (nơi đây xưa kia là căn cứ cách mạng Nửa Lon) dài khoảng 12 km nên việc đi lại, học tập, vận chuyển hàng hoá của bà con nông dân cũng dễ dàng hơn.

Vào đến trung tâm, chúng tôi dễ dàng cảm nhận sự thay đổi lên từng ngày của đời sống người dân nơi đây, những dấu tích lịch sử hào hùng xưa chỉ còn lưu lại trong một nhà văn hóa nhỏ, những căn nhà tường mọc lên san sát thay cho những căn nhà gỗ đơn sơ thuở trước, buổi tối không còn “đuốc lồ ô bập bùng”, mà thay vào đó là ánh sáng của điện lưới quốc gia, máy xay xát thay cho tiếng chày giã gạo, nhiều gia đình có nước sạch để sinh hoạt… Nhờ thế mà đời sống văn hóa, tinh thần của người dân ở đây đã được nâng lên rõ rệt. nhiều người giàu lên từ chính mảnh đất hào hùng này, từ thu hoạch điều, cà phê, ...

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham soc bom bo 
Kiểu nhà đặc trưng của người dân tộc S'tiêng ở Bom Bo.

Anh bạn đi cùng phấn khởi cho biết, Bom Bo bây giờ đã thay đổi nhiều lắm, có đường giao thông đến xã và đến tận các thôn, có trung tâm khá sầm quất, có nhà nghỉ, nhà hàng, trường học, nhà văn hoá, trạm y tế, bưu điện và có cả nhà bảo tàng.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham soc bom bo 
Nhiều gia đình đã khá giả lên nhờ kinh tế.

Đi sâu vào trong các thôn của xã, những con đường đất đỏ chưa được trải nhựa bụi mịt mù cộng với cái nắng gắt của buổi trưa làm đất đai khô cằn, mới cảm nhận được đời sống của người dân nghèo nơi đây vẫn còn khó khăn nhiều lắm, bà con (phần lớn là người dân tộc S'tiêng và một số dân tộc Nùng, Dao, Tày,...) còn phải đối mặt với bữa no, bữa thiếu. Trên những nơi xe đi qua, hình ảnh những cụ già, những đứa trẻ lem luốt da ngâm đen đứng trước những căn nhà vách gỗ che chắn tạm bợ mới thấy xót xa làm sao.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham soc bom bo
Từ trung tâm đến các thôn trong xã vẫn chưa được tráng nhựa.

Trong buổi sáng chúng tôi đến thăm và làm việc tại một vài trường ở các thôn xa nơi đây, điều đáng mừng là các em hầu hết đã được đến trường đúng độ tuổi, nhiều ngôi trường khá khang trang được nhà nước và ngành giáo dục đầu tư xây dựng trong nhiều năm qua, các lớp học thoáng mát đủ ánh sáng, quạt, bàn ghế , bảng và các dụng cụ dạy học cần thiết khác. Chúng tôi đã trò chuyện thăm hỏi Ban giám hiệu, các giáo viên và các em học sinh, ai nấy đều phấn khởi.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham soc bom bo
Nhiều gia đình còn rất nghèo, sống trong những căn nhà tạm bợ.

Mới đó mà đã kết thúc một buổi sáng làm việc tại đây, chúng tôi đành phải nói lời chia tay với Bom Bo để về lại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bù Đăng. Ở cái nơi mà ban ngày nắng nóng, ban đêm lạnh như ở Bom Bo, con người vẫn rất chan hòa, vẫn rất thiệt tình và vẫn luôn hy vọng, tin tưởng vào tình người, vào cuộc sống tốt đẹp.

Trên đường về anh cán bộ còn phấn khởi cho biết thêm: "UBND tỉnh Bình Phước vừa phê chuẩn quyết định đầu tư dự án gần 200 tỉ đồng để xây dựng công trình Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng Sóc Bom Bo trong 4 năm từ 2011 đến 2014 với quy mô 113 héc ta. Hy vọng sẽ thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với Sóc Bom Bo - một đơn vị được nhà nước phong tặng anh hùng".

Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ info@baotangtonducthang.com.vn để Ban biên tập baotangtonducthang.com đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.

Bạn đang xem bản tin Thăm Sóc Bom Bo
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – baotangtonducthang.com
Theo: Ninh’blog

<< Trang trước | Xem theo ngày tháng | Trang sau>>

  Ý kiến bạn đọc
    Gởi bản thảo cho bản tin: "Thăm Sóc Bom Bo" Click Đăng ký | Đăng nhập để tham gia bình luận

    Các tin đã đăng