Google+

Dọc miền đất nước

Viếng Miếu bà Lộc An
Cập nhật ngày 03/07/2014

Cuối phố chợ Trảng Bàng có con kênh đào gần 200 năm tuổi trên miền đất tổ Trảng Bàng, xưa là làng Gia Lộc, nay là Thị trấn. Con kênh ấy, theo một vài tài liệu ghi chép dã sử hoặc viết tay của các bậc cao niên làng An Tịnh, thì còn 10 năm nữa là vừa đúng 200 năm. Vì năm 1818 ông Đặng Văn Trước và các ông “Trùm”: Thể, Mưu, Vị, Thứ đến làng Bình Tịnh (nay là An Tịnh) xin thêm đất để lập làng mới Gia Lộc. Thì đến năm 1822, mới có việc “lấn ranh” qua làng Bình Tịnh để lập chợ và đào kênh (xem Huỳnh Minh- Tây Ninh xưa, NXB Thanh Niên, 2001).

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Viếng Miếu bà Lộc An
Miếu bà Lộc An

Con kênh dài gần 1km nối phố chợ ra rạch Trảng Bàng từng có lúc đông vui trên bến dưới thuyền ấy đã có thời bị bỏ quên khi lưu thông thuỷ không còn quan trọng. Sau một thời lãng quên hàng chục năm dài, chỉ 2 năm nay dòng kênh mới được khai thông trở lại. Đã hết rồi cảnh tượng bùn rác lêu bêu trên con kênh cạn đáy. Giờ đây nước rạch tràn trề, thơ thới xanh trong.

Từ bên đường Trưng Trắc nhìn sang bên đường Trưng Nhị phía bên kia kênh, ở đoạn kênh đổ ra rạch Trảng Bàng. Nơi ấy có vài ba con thuyền nép mình đợi chủ bán, hoặc mua xong một chuyến hàng. Vậy nên sân trước phần giáp kênh vẫn còn chất ngất từng đống bao hàng hoá, che khuất đi một phần ngôi miếu bên trong.

Từ Trưng Trắc quành sang đường Trưng Nhị để tiếp cận ngôi miếu, mới thấy miếu cũng không quá nhỏ. Mặt bằng chữ nhật, rộng 3,60, dài 4,50 mét xây từng trụ gạch đàng hoàng. Theo chiều dài, là hai mái dốc lợp bằng tôn giả ngói. Nền lát gạch men sạch bóng như lau, trước có cửa sắt kính sơn vàng. Mở cửa bước vào mới thấy nội thất cũng đủ đầy phướn rủ, rèm che. Hai ban thờ hai bên sơn đỏ về những công xoè phượng múa. Để tôn lên ban chính giữa to cao hơn, và có tượng thờ. Đấy là pho tượng Bà Chúa Xứ, vị chủ nhân mới đây của miếu thờ. Các vị chủ nhân cũ là Bà Chúa Ngọc và Cửu Thiên huyền nữ đã yên vị ở ban bên phải (nhìn từ ngoài vào). Ban bên kia là của linh thần Ba Cậu. Hai ban này không có tượng mà chỉ có hai và ba tượng ngựa, cùng các tranh thờ theo lối tín ngưỡng dân gian Nam bộ ngày xưa.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Viếng Miếu bà Lộc An
Bên trong miếu thờ

Bà Phan Thị Giúp, người giữ miếu và trông coi nhang đèn, nay đã 85 tuổi vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa kể rành rẽ rằng: Tên miếu xưa là “Thánh miếu Linh Anh”. Cái tên miếu “Bà Chúa Xứ” hiện nay là do bà Năm Lên- Nhà tài trợ chính của miếu hiện nay xin đổi. Có lẽ là để cho hợp với “phong trào” tín ngưỡng Bà Chúa Xứ hiện thời được khuếch trương rầm rộ, không chỉ ở miền Tây mà cả Đông Nam bộ. Bà Giáp cứ lẩm nhẩm bấm đốt ngón tay, vừa kể. Không thể nhớ miếu đã có tự bao giờ, chỉ biết từ trào Pháp thuộc đã có ngôi miếu cùng gia đình bà ở đây rồi, trên phần nhà đất ở gần bên. Xưa có “Bổn hội” miếu cai quản. Sau đến các ông Ba Còng, ông Trung chăm sóc nhang đèn. Rồi tới ông Ba- Trần Văn Tích,  chồng bà coi giữ. Bà kể có hai cây cùng tuổi miếu là cây dầu bóng và cây sanh thì cây dầu đã chết, do nhiều lần Bổn hội miếu cho nấu ăn ngay dưới gốc, cây sanh hiện còn cũng đã lụ khụ già nua, tự chẻ mình ra làm hai thân, mỗi bên vẫn có đường kính hơn 1 mét. Tán cây chờm ra phía rạch cũng đủ che nắng mưa cho một cặp ghe bầu:

Miếu xưa nổi tiếng linh thiêng qua vài câu chuyện kể lưu truyền. Như từng có những cột lửa xanh từ phía miếu Bà Linh Sơn (Bà Đen) ở giếng Mạch xẹt về giữa đêm thanh vắng. Hoặc có người bửa củi vô ý phạm phải gốc cây Sanh cũng bị bệnh lên bệnh xuống, phải lễ lạy tạ thì mới hết. Còn chuyện hiện thực hơn là những ngày lễ chính, trước 16 tháng Giêng, nay là 24.4 âm lịch (Vía Bà Chúa Xứ) thường đông nghẹt người đến cúng, cả dân địa phương và khách thương hồ. Và này thì cả ngày rằm, mùng một cũng không ngơi nhang khói. Có lẽ, bao giờ dẹp được nạn lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông, giao thông thuỷ hưng thịnh trở lại thì hội miếu sẽ ngày càng đông vui. Nhất là giờ đây, rạch Trảng Bàng đã không còn hiu quạnh nữa, nhờ khu công nghiệp sinh thái Bourbon An Hoà đang xây dựng; rồi đường Hồ Chí Minh cũng cắt ngang qua, với một cây cầu. Đặc biệt nữa là con kênh 190 năm vừa được hồi sinh, để ghe thuyền có thể cặp ngay ở đầu phố chợ mang tên người mở đất.

Sotaydulich_thongtinquangcao.jpg

Những chùm tour hấp dẫn: Tour du lịch Dubai - Sa mạc Safari - Abu Dhabi Tour du lịch Thái LanTour du lịch Du thuyềnTour du lịch Châu Âu và Tour du lịch Mỹ hấp dẫn, cạnh tranh và chất lượng đang khuyến mãi với nhiều phần quà hấp dẫn!!!

Sotaydulich_linekhongchu.jpg

Du lich Thailand Du lich Thai lan gia re

Bạn đang xem bản tin Viếng Miếu bà Lộc An
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá - baotangtonducthang.com
Theo: Trần Vũ / Báo Tây Ninh

Du lịch tiết kiệm sotaybooking

 

<< Trang trước | Xem theo ngày tháng | Trang sau>>

  Ý kiến bạn đọc
    Gởi bản thảo cho bản tin: "Viếng Miếu bà Lộc An" Click Đăng ký | Đăng nhập để tham gia bình luận

    Các tin đã đăng