Google+

Dọc miền đất nước

Về với Huế thương - Kỳ 10: Lăng tẩm - Thơ mộng Lăng Tự Đức
Cập nhật ngày 14/12/2011

Tự Đức – ông Vua được coi là hay chữ nhất triều Nguyễn đã xây dựng cho mình một hoàng cung thứ hai để có thể nghĩ ngơi hay tránh xa cái hoàng cung to lớn và cũng làm nơi yên nghĩ ngàn năm của mình.

>> Về với Huế thương
>> Đơn sơ Lăng Thiệu Trị

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Rừng thong xanh rì quanh lăng

Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.

Lăng là một cả một quần thể rộng lớn, nó như một công viên khổng lồ bao quanh bằng la thành, lăng được xây dựng trong nhiều năm ròng rã, tốn rất nhiều tiền của và công sức. Vì thế trong dân gian có câu:

“Vạn niên là vạn niên nào,
Thành xây xương lính, hào đào máu dân”

Để chỉ sự tốn kém này, và trong quá trình xây dựng thì như trên nói xảy ra khởi nghĩa “Chày Vôi” của phu xây lăng nên lăng mới có tên là Khiêm Lăng.

Trong vòng la thành 12ha là một tổng thể các công trình hòa quyện vào thiên nhiên. Hơn 50 công trình cùng tọa lạc trong cái loa thành rộng lớn đó.  Điều đặc biệt ở lăng là tất cả các công trình nơi đây đều có chữ “Khiêm” trong tên. Lăng xây theo mô tuýp của lăng Gia Long, gồm hai phần lăng và tẩm riêng nhau.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc 
Khiêm Cung môn – nơi dẫn vào điện thờ

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc 
Xung Khiêm Tạ, nơi thư giản nghĩ ngơi của Vua Tự Đức

Phần tẩm – nơi thờ tự Vua. Do sau khi xây xong Vua vẫn còn sống đến 10 năm nên đây được xây như một hoàng cung thu nhỏ với đầy đủ các công trình phục vụ cho Ông khi đến đây thư giãn, nghĩ ngơi. Từ cửa Vụ Khiêm ta theo con đường nhỏ lát gạch đến trước Khiêm Cung môn – cổng chính vào tẩm điện.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc 
Điện Hòa Khiêm, nơi thờ tự Vua và Hoàng Hậu

Khu đầu tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Sau đó đến ba tầng cấp dẫn đến Khiêm Cung môn, phía trước cổng này có một cái hồ lớn - Lưu Khiêm – trên hồ có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc 
Dấu tích xưa của các kiến trúc bị mất

Bước qua Khiêm Cung môn ta đến với thế giới riêng biệt – điện thờ - từng là nơi sinh hoạt của Vua. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Bên trong điện được bài trí đơn giản và để màu gỗ nâu bóng chứ không sơn son thếp vàng như lăng các vua tiền nhiệm, trong điện còn treo các bức tranh gương tả các cảnh đẹp ở kinh đô cùng các truyện tích xưa cũng như các bài thơ của chủ nhân khu lăng.  Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, hai điện này cách nhau một khoảng sân rộng xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc 
Nhà hát Minh Khiêm, một trong hai nhà hát cổ nhất Việt Nam
 
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Ôn Khiêm đường

Phần lăng – nơi chôn cất Vua. Theo con đường nhỏ trước Khiêm Cung môn ta sẽ đi dưới những hàng thông xanh rì, vi vu đến với khu lăng. Bắt đầu là bái đình có tượng các quan chầu hai bên cùng voi và ngựa. Tiếp đến là Bi đình – nơi đặt tấm “Khiêm Cung ký” – không phải ghi công trạng mà là ghi lại những tâm sự của Vua để cho người sau phán xét. Đây là một tấm bia rất lớn nặng tới 20 tấn bằng đá Thanh Hóa. Sở dĩ có điều này là do Vua tuy có tới 103 bà vợ nhưng lại không có con nối dõi nên đã làm tấm bia này. Tiếp đến là một khoảng sân rộng và hồ Tiểu Khiêm – nơi hứng nước mưa để linh hồn Vua có thề rửa đi những tội lỗi của mình. Sau đó đến lăng – nơi chôn cất Vua.

  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Hồ bán nguyệt trước lăng
 
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Bi đình

Đến với lăng Tự Đức ta sẽ hòa vào một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà không choáng ngợp. Tất cả đều ẩn sau những rừng thông bạc ngàn. Tuy thời gian và con người đã vô tình phá hủy bớt những di tích nơi đây nhưng lăng vẫn là nơi thơ mộng và thu hút khách nhất trong quần thể lăng tẩm các Vua Nguyễn.

>>> Kỳ tới:  Giản dị Lăng Dục Đức

Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ info@baotangtonducthang.com.vn để Ban biên tập baotangtonducthang.com đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.

Bạn đang xem bản tin Về với Huế thương - Kỳ 10: Lăng tẩm -  Thơ mộng Lăng Tự Đức
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – baotangtonducthang.com
Nguồn: wwww.baotangtonducthang.com
Ảnh: sưu tầm trên net

<< Trang trước | Xem theo ngày tháng | Trang sau>>

  Ý kiến bạn đọc
    Gởi bản thảo cho bản tin: "Về với Huế thương - Kỳ 10: Lăng tẩm - Thơ mộng Lăng Tự Đức" Click Đăng ký | Đăng nhập để tham gia bình luận

    Các tin đã đăng