STDLO - Huế yên ả và thanh bình, bên ngoài một “kinh thành” cổ kính với cung điện vàng son lộng lẫy, thì còn đó những miền quê luôn nép mình bên nhưng dòng sông cây cầu đơn sơ giản dị. Trong đó miền đất Thủy Thanh thuộc xã Thủy Thanh huyện Hương Thủy đã trãi hàng trăm năm vẫn giữ được cho mình những “báu vật” mà thời gian không thể làm mất đi, trong đó có cầu ngói Thanh Toàn. Hôm nay loạt bài “Về với Huế thương” sẽ cùng đọc giả khám phá ngôi làng thanh bình và tham quan cây cầu ngói nổi tiếng này.
>> Về với Huế Thương
>> Lãng đãng lăng Cô
Đây là một trong những cây cầu gỗ có giá trị còn sót lại trên đất nước ta và được xếp hạn di tích lịch sử quốc gia vào ngày 14 - 7 - 1990
Chiếc cầu gỗ với giá trị lịch sử to lớn
Không gian bên trong cầu
Cầu ngói Thành Toàn là một cây cầu gỗ được xây dựng từ cuối thế kỷ 18, vào năm 1776, người bỏ tiền ra xây dựng cây cầu này là bà Trần Thị Đạo, vợ một vị quan cao cấp trong triều đình Vua Lê Hiển Tông, do không có con nên bà đã đi cầu tự bằng cách xây cầu.
Bảo tàng nhỏ
Cây cầu được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều”, nghĩa là phía trên là nhà – có mái lợp ngói âm dương, phía dưới là cầu bắc qua sông. Nguyên xưa ầu có chiều dài gần 19m và rộng gần 6m, được xây dựng bằng gạch gỗ và ngói. Cầu có 7 gian, hai bên thành cầu là lan can và bục gỗ làm nơi nghĩ chân cho người dân và du khách lỡ bước nghĩ ngơi tránh mưa nắng, các trụ đỡ cầu ngày xưa được làm bằng gỗ lim rất to và cứng.
Trong ánh chiều tà, chiếc cầu soi bóng xuống dòng sông
Chợ quê yên bình
Các cấu kiện kiến trúc trong cầu được chạm trỗ đơn giản nhưng vẫn toát lên nét cổ kính, ngói lợp là ngói âm dương tráng men xanh, các phù điêu đắp nổi bằng sành sứ, các bờ nóc, bờ đao, bờ quyết được trang trí hình long phụng trông rất sinh động và uy nghi. Trong quá trình tôn tại trải hơn 200 năm cầu đã trải qua nhiều lần trùng tu cho nên hiện nay cầu đã bị ngắn và hẹp hơn so với lúc nguyên thủy. Các chân cầu gỗ lim cũng được thay thế bằng trụ xi măng để đảm bảo cầu đứng vững hơn, ngói được thay mới, các phù điêu được phục hồi.
Từ trong cầu nhìn ra
Đặc biệt trên cầu có một án thờ nhỏ, là nơi thờ bài vị bà Trần thị Đạo, người có công xây dựng cầu này, và đây cũng là chỉ dụ của vua Khải Định, ông đã ban sắc phong cho Bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò”. Hàng năm vào ngày giỗ của Bà dân làng thường tổ chức lễ rước bài vị để rồi sau đó là các hoạt động vui chơi sẽ bắt đầu như: đua thuyền, chơi tổ tôm, hội hè…
Án thờ bài vị bà Trần Thị Đạo
Bài thơ được treo phí trong cầu
Hiện nay vào mỗi mùa Festival diễn ra, cầu ngói là nơi du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp truyền thồng nơi đây, cũng như hòa mình vào cuộc sống của người dân ngay ngôi chợ cạnh cầu: chợ Cầu Ngói. Cạnh đó còn có một bảo tàng nhỏ, nơi trưng bày các nông cụ của người dân, cũng như kể lại quá trình hình thành ngôi làng.
Những dòng tin khác:
>> Nghề làm đầu lân sư ở Hà Thành
>> Về Nha Trang ăn món bình dân
>> Sườn xào trái mận
>> Bạn nên mua gì khi đến Italia
>> Andinburgh - Thành phố ngủ muộn
Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ info@baotangtonducthang.com.vn để Ban biên tập baotangtonducthang.com đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.
Bạn đang xem bản tin Về với Huế thương - kỳ 37: Hoài cổ cầu ngói Thanh Toàn
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – baotangtonducthang.com
Nguồn: wwww.baotangtonducthang.com
Ảnh: sưu tầm trên net