Google+

Dọc miền đất nước

Văn miếu Trấn Biên - Rạng rỡ ngàn năm Văn hiến
Cập nhật ngày 14/12/2011

Như nước Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền Văn hiến đã lâu – truyền thống hiếu học và học giỏi của con người đất Việt đã tạo nên nền văn hiến văn hóa dân tộc học, được Nguyễn Trãi đúc kết và đã trở thành câu châm ngôn ngàn đời còn lưu truyền. Nếu như  đất Bắc có Văn miếu Quốc Tử Giám làm rạng danh, thì phương Nam có Văn miếu Trấn Biên nêu cao đất học, khí phách con người Nam bộ  thành  đồng Tổ quốc. 

 

 

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui van mieu Tran Bien rang ro ngan nam van hien
Cổng Văn Miếu, phía sau là nhà bia, Khuê Văn Các...


Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui van mieu Tran Bien rang ro ngan nam van hien 
Từ trên tầng cao Khuê Văn Các nhìn xuống Hồ Thiên Tịnh Quang,
phía sau cửa Tam Quan, nhà bia và nhà thờ chính

Văn Miếu Trấn Biên thuộc địa phận thôn Bình Thành và thôn Tân Lai, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Đời Vua Hiển Tông năm Ất Dậu thứ 25 (1715), Trấn thủ Dinh Trấn Biên là Nguyễn Phan Long, ký lục Phạm Khánh Đức lựa chỗ đất tốt dựng lên Văn miếu ban đầu, phía nam hướng đến sông Phước, phía bắc dựa theo núi rừng, núi sông thanh tú, cỏ cây tươi tốt. Đến năm Giáp Dần đời Trung Hưng (1794), Lễ bộ Nguyễn Đô khâm phục giám đốc trùng tu, dựng nên Đại thành điện, Đại thành môn, Thần miếu, Dục thánh từ... Chu vi bốn mặt xây thành vuông, mặt tiền làm cửa Văn Miếu, phía tả và hữu có cửa Nghi môn, rường cột chạm trổ, quy chế tinh xảo, đồ thờ có những thần bài, khánh vàng... Đến năm 1861, khi tiến chiếm tỉnh Biên Hòa, quân Pháp đã đốt phá Văn miếu Trấn Biên.

 

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui van mieu Tran Bien rang ro ngan nam van hien
Một góc Văn Miếu, phía sau là núi rừng Bửu Long 

Theo xa lộ Hà Nội, từ TP.HCM trở ra miền Đông khoảng trên 30km, đến Tam Hiệp (TP.Biên Hòa – Đồng Nai), theo tỉnh lộ 24, đến Bửu Long, rẽ vào 200m trông xa xa thấp thoáng sau những rặng tre xanh mướt, ta bắt gặp những vòm mái cong vút, những nhà thờ, nhà bia... tráng lệ, đẹp và yên tĩnh đến tuyệt trần. Đó là Văn miếu Trấn Biên – một công trình kiến trúc   văn hoá, giáo dục, lịch sử

Văn miếu Trấn Biên được xây dựng lại từ tháng 9.2000, nhằm chào mừng sự kiện 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai và chào thế kỷ mới. Từ cửa vào Văn miếu, chúng ta bắt gặp nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Tịnh Quang, cổng Tam Quan, nhà bia thứ hai và cuối cùng là Nhà thờ chính. Các bậc tam cấp được ốp đá da, mái vòm lợp ngói âm dương mũi hài màu xanh ngọc làm bằng gốm tráng men, hai văn bia thờ làm bằng đá xanh lấy từ núi Bửu Long, nền nhà thờ chính lát gạch tàu, hoa văn trang trí trên nóc các nhà nhờ được chạm trổ tinh vi, diềm mái.

Hồ Thiên Tịnh Quang nằm trước cổng Tam Quan và Khuê Văn Các vốn là một hồ nước rộng tự nhiên, được “kiến trúc” lại đưa vào kiến trúc chính của Văn miếu. Nhà thờ chính được thiết kế xây dựng theo kiến trúc cổ, kiểu mái nhà ba gian, hai chái. Bàn thờ Bác Hồ ở gian trung tâm – biểu tượng danh nhân văn hóa Việt Nam và của cả thế giới. Phía sau nhà thờ, trên tường khắc nổi biểu tượng trống đồng, biểu trưng cho nền văn hóa Lạc Việt và Quốc tổ Hùng Vương.

Ngoài ra còn có bàn thờ đức Khổng Tử, khánh thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Hai bên tả và hữu thờ tam vị văn thần. Bên tả đại diện tiêu biểu cho những nhà văn hóa – giáo dục của dân tộc, như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn. Bên hữu đại diện cho những nhà văn hóa – giáo dục vùng đất phương Nam, như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Gia Định tam gia (Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định). Phía trước hai bên nhà thờ chính có hai miếu nhỏ. Miếu bên trái thờ Tiên sư (những vị thầy vô danh dạy văn tự thường được thờ ở các đình làng), miếu bên phải thờ Tiền Hiền – Hậu Hiền (những bậc hiền nhân vô danh có công khai sáng, phát triển địa phương). Nhà bia đối diện với nhà thờ chính có bia đá, khắc bài văn nêu mục đích và ý nghĩa của việc thờ phụng trong Văn miếu, tuyên dương công đức.

Nhà bia truyền thống đối diện từ cổng chính nhìn vào có bài văn bia nêu lên truyền thống, văn hóa, giáo dục của Trấn Biên xưa và nay. Lời bia này do Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu viết lời, với 8 đoạn: Từ đi mở cõi, Dựng xây Văn miếu, Trước nạn thực dân, Mở đường cứu nước, Giặc lại hung tàn, Ta càng trí dũng, Văn hiến vươn cao, Tương lai tươi sáng.

 

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui van mieu Tran Bien rang ro ngan nam van hien
Cửa Tam Quan, miếu thờ đức Khổng Tử, nhà thờ chính

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui van mieu Tran Bien rang ro ngan nam van hien
Toàn cảnh Văn Miếu Trấn Biên 

Cảnh quan hoa viên thiên nhiên, cây xanh xung quanh được tái tạo theo sử sách xưa ghi lại “...trăm hoa tươi tốt, có những cây tùng, cam,  quýt, bưởi, hoa sứ...”. Việc thờ phụng và các hoạt động tại Văn miếu được thể hiện dưới hình thức văn hóa dân tộc cổ truyền. Hằng ngày, Văn miếu mở cửa đón khách thập phương đến thưởng ngoạn, dâng hương, tưởng niệm. Riêng những ngày lễ lớn trong năm có những hoạt động văn hóa trang trọng, với sự tham gia của nhiều người tại Văn miếu.

Văn miếu được xây dựng trên diện tích lớn, thoáng và bao quanh là phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Một bên là núi Long Ẩn và núi Bửu Long; bên ruộng đồng bát ngát cò bay chấp chới với thấp thoáng mái nhà, vườn cây quê hương; bên kia là dòng Đồng Nai hùng vĩ ngày đêm chảy mãi, pha vào những nhánh sông nhỏ mềm mại tạo nét tranh thơ. Thanh long Bạch hổ, lại là một vùng đất cao ráo, hội tụ phong thủy, công trình với diện tích 20.000m2 đã tạo nên một kiến trúc kỳ quan mang đậm nét truyền thống văn hóa, giáo dục, đấu tranh ngàn đời hào hùng của dân tộc. Nét cổ kính, cảnh quan đẹp, lại gắn liền với khu du lịch Bửu Long nên lượng du khách hàng ngày đến tham quan rất đông. Theo đó, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian, như: cúng tế, xem biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... không những phát huy và bảo tồn truyền thống văn hóa dân gian dân tộc, của Biên Hòa mà còn tạo nguồn thu du lịch rất lớn cho tỉnh Đồng Nai.

Được biết, Văn miếu Trấn Biên bị tàn phá vào thời giặc Pháp đánh chiếm, qua sử sách chỉ biết sơ bộ chứ không rõ hình thù Văn miếu. Việc phục dựng lại Văn miếu chỉ dựa trên sách xưa, nhằm ghi nhớ công lao to lớn của cha ông, giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau. Di tích để lại hiện chỉ còn đôi liễn đối do Bố chánh Ngô Văn Địch phụng cúng vào năm 1849, có nội dung: Giang hán dĩ trạc, thu dương dĩ bộ, hạo hồ bất khả thượng/Tôn miếu chi mỹ, bá quan chi phú, du giả nan di ngôn. Hiện câu đối này được treo tại đình Hiệp Hưng (Tân Uyên).


Bạn đang xem từ:
baotangtonducthang.com - Wu
Theo: Thanh Minh/Baoanhdatmui

<< Trang trước | Xem theo ngày tháng | Trang sau>>

  Ý kiến bạn đọc
    Gởi bản thảo cho bản tin: "Văn miếu Trấn Biên - Rạng rỡ ngàn năm Văn hiến" Click Đăng ký | Đăng nhập để tham gia bình luận

    Các tin đã đăng