Những gì thuộc về Tây Tạng – nóc nhà thế giới đều mang vẻ huyền bí. Đó là nơi được xem như thánh địa Phật Giáo, nơi đầu nguồn của những con sông linh thiêng như sông Hằng, sông Ấn,… Tây Tạng cũng là vùng đất sở hữu ngọn núi cao nhất hành tinh – Everest – mà rất nhiều nhà thám hiểm từng ao ước chinh phục…
>>> Tây Tạng, giọt nước mắt giữa lưng trời tuyết trắng
>>> Cung điện Polata, một kỳ quan ở Tây Tạng
>>> Những lưu ý khi đi du lịch Tây Tạng
Ở độ cao trung bình trên 4.000 m so với mực nước biển, Tây Tạng là nơi có cuộc sống và văn hóa không giống với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Cuộc sống ở Tây Tạng phần lớn dựa vào chăn nuôi gia súc
Vùng đất này có lịch sử lâu đời gắn với Phật giáo và mang trên mình những di tích, công trình được cả thế giới ngưỡng mộ: Cung điện Potala, chùa Đại Chiêu, thành phố Shiga- tse… Môi trường sống đặc trưng ở Tây Tạng: độ cao, mùa vụ ngắn, thời tiết khắc nghiệt, mùa khô kéo dài suốt 9 tháng trong năm, trừ tháng 6 đến tháng 9, lạnh giá khiến cho con người nơi đây phải sống dựa vào chăn nuôi gia súc, từ đó tạo nên một nền ẩm thực khác biệt với xung quanh.
Những món ăn chỉ có ở “Nóc Nhà thế giới”
Mùa vụ ngắn, thời tiết khắc nghiệt tại Tây Tạng….
…tạo nên một nền ẩm thực khác biệt với xung quanh.
Nếu đã một lần tới thăm vùng ngoại biên Vạn Lý Trường Thành - Tây Tạng, bạn sẽ thấy ẩm thực tại nơi đây rất khác lạ vì chỉ có vài loại cây thích hợp với độ cao lớn mới có thể tồn tại được. Hiển nhiên là lúa nước không thể có mặt tại cao nguyên này. Cây lương thực được trồng chủ yếu là đại mạch. Bánh làm từ bột đại mạch gọi là Tsampa - món ăn cơ bản trong mọi bữa ăn của người Tạng. Bột đại mạch nhào được làm thành sợi mì hoặc một loại bánh bao hấp gọi là Mono. Món ăn truyền thống của Tây Tạng dành cho người chăn nuôi và khách du hành là trà pha thêm muối và bơ, cho thêm bột Tsampa quậy cho đều và ăn ngay.
Ở một đất nước mà hầu hết các ngày trong năm người dân đều mặc đồ lạnh, thì khó có thể tìm được loại gia súc nào ngoài thịt bò hoặc thịt cừu. Món chính về thịt là bò lông dài, Yak (gần giống thịt bò) thường được ninh cay với khoai tây hoặc sấy khô để dự trữ. Thức uống trong bữa ăn cũng như ở các quán ven đường tại đây chính là sữa bò. Sữa bò không có vị ngọt như thông thường mọi người vẫn thưởng thức mà có vị chua đặc trưng. Với nhiều quốc gia, loại sữa bò Tây Tạng chua thượng hạng được coi là món sơn hào hải vị. Ngoài sữa bò, người Tây Tạng còn dùng trà hoa nhài và trà bơ sữa bò.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới loại rượu đặc biệt được chưng cất từ những sản vật quý nhất miền Tây Tạng. Mỗi loại rượu không chỉ làm nên men say mà còn là thứ thuốc quý của thiên nhiên: rượu Đông Trùng Hạ Thảo giúp bổ thận tráng dương, rượu nấm Tùng Nhung chống lão hóa...
Nấm – món quà vô giá
Với nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông, những dãy núi tuyết vĩnh cửu đã sản sinh ra nấm Tây Tạng với nhiều loại khác nhau. Nấm kê tùng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại nấm có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa.
Nấm bụng dê là một loại nấm quý nhất thế giới chỉ có ở thượng nguồn sông Lê Giang, núi Tuyết Sơn vào mỗi dịp cuối xuân đầu hạ và khi tiết trời chuyển mùa thu, có tác dụng bổ thận tráng dương. Nấm tùng nhung là một trong những kiệt tác của các loại nấm, được ưa thích tại Nhật Bản và Hàn Quốc...
Tới thủ đô Lhasa của Tây Tạng, thực khách sẽ được thưởng thức món lẩu nấm với hơn 20 hương thơm khác nhau: nấm gan bò, nấm kê tùng, nấm vuốt hổ đen, nấm thông, nấm gân bò, nấm gân bò vàng, nấm bào ngư, nấm đùi gà, nấm thủy tiên, nấm kim châm, nấm mỡ gà, nấm tre tiên... Mỗi loại nấm đều là những bài thuốc quý. Muốn phát huy hết công dụng của nấm đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình chế biến. Đó cũng là bí quyết và là nghệ thuật ấm thực độc đáo của Tây Tạng.
Bạn đang xem bản tin Ẩm thực đa sắc trên cao nguyên Tây Tạng
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – baotangtonducthang.com
Theo Quỳnh Mận (Tạp chí Món Ngon Việt Nam)