Google+

Dọc miền đất nước

Lên Sóc dạo sông Trăng
Cập nhật ngày 10/05/2012

Khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, chắc không nhiều địa phương có lắm hội hè, lễ tết như Sóc Trăng. Bởi, có tới ba cộng đồng dân tộc Việt, Khmer và Hoa sinh sống ở nơi đây.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Le Soc dao song Trang
Chùa Khmer

Vừa ăn Tết Trung thu xong, nắng bắt đầu sưởi ấm đồng quê, lúa chín vàng ruộm, tiếng chày giã cốm dẹp đã râm ran chào đón hội Ok-om-bok của dân Khmer vào rằm tháng Mười âm lịch.

Thanh niên trai tráng tụ họp quanh bãi đất trống của các chùa tập luyện cho ngày hội đua ghe ngo.

Ghe ngo được làm từ thân cây sao khoét ruột. Ghe ngo truyền thống dùng trong cuộc đua vào dịp lễ Ok-om-bok dài hơn 30m, ngang 1-1,4m, hình thoai thoải tựa thân rắn thần Nagar - linh vật của dân tộc Khmer.

Người dân Khmer coi ghe ngo là bảo vật thiêng liêng của phum sóc, chỉ dùng tham gia các ngày lễ quan trọng. Mỗi chiếc ghe ngo đại diện cho một ngôi chùa Khmer.

Vào ngày hội đua ghe ngo, hai bờ sông Maspero đông nghịt khán giả, nhiều người còn leo lên tận ngọn cây để chứng kiến cuộc đua cho mãn nhãn.

Tiếng trống bập bùng thôi thúc. Hiệu lệnh xuất phát vừa vang lên, lập tức hàng trăm cánh tay lực lưỡng vung chèo rẽ nước, đoàn ghe phăng phăng lướt sóng hệt đoàn rồng vun vút trên mặt sông.

Khán giả reo hò vang trời, đánh trống khua chiêng ầm ầm, nhiều fan cuồng nhiệt lội cả xuống ven sông, tay vẫy cờ, miệng la chói lói.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Le Soc dao song Trang
Ghe Ngo vào hội

Khi chiếc ghe đầu tiên cán đích, niềm vui vỡ òa. Mọi người ào tới, tưới nước lên mình các thủy binh oai hùng.

Ngày đua ghe ngo Sóc Trăng, không riêng người dân trong tỉnh mà gần như cả xứ miền Tây Nam bộ đều đổ về đây nô nức xem hội.

Đêm rằm tháng Mười, trăng lên cao đỉnh ngọn tre, mọi người tụ họp ở sân chùa để làm lễ cúng Mặt Trăng. Dân Khmer xem Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng trong năm.

Lễ nghi được tiến hành trang nghiêm. Người ta cắm hai cây trúc hay tàu lá dừa làm thành hình cổng vòm, trên cổng có giăng dây trầu có 12 lá tượng trưng cho 12 tháng trong năm, và một dây cau có 7 trái tượng trưng cho 7 ngày trong tuần.

Dưới cổng này đặt bàn bày thức cúng, gồm dừa, chuối, khoai lang, khoai môn, bánh in và cốm dẹp. Cốm dẹp Sóc Trăng trắng nuột, mềm mại nhờ lúa nếp mới gặt và những đôi tay cần cù giã cốm bằng chày gỗ.

Thiêng liêng nhất là giây phút chắp tay, mặt hướng về vầng nguyệt cầu khấn cho mùa màng bội thu.

Sau khi cúng, các em bé được đút cốm dẹp đầu tiên, rồi mới tới người lớn cùng nhau thưởng thức hoa quả, hàn huyên tâm sự.

Dịp Ok-om-bok, ngoài những trò vui truyền thống hấp dẫn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kiểu đèn nước lạ lùng của người Khmer trong đêm lễ thả hoa đăng. Lúc là con rồng óng ánh, lúc đồ sộ một ngôi đền làm bằng thân và bẹ chuối, trang trí lộng lẫy...

Ngân nga tiếng trống của đoàn múa trống Sayam, lớp lớp ánh sáng chấp chới trải dài trên dòng sông, có cảm giác bao nhiêu ánh trăng trên trời đều rớt xuống mặt sông, lượn lờ theo những con sóng dập dềnh.

Sóc Trăng có đến hơn 200 ngôi chùa, của người Kinh, Hoa, Khmer. Ở Bửu Sơn tự (chùa Đất Sét), tượng Phật, linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều làm bằng đất sét.

Chùa này có 6 cây nến lớn nặng 200kg, hai cây nến nhỏ nặng 100kg và 3 cái đỉnh bằng đất, mỗi cái cao 2m.

Hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 41 năm kể từ 1970. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Le Soc dao song Trang
Chùa Dơi

Nổi tiếng nhất phải kể chùa Dơi, là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn sải cánh 1-1,2m, nhiều con có sải cánh lên tới 1,5m. Chùa Ông Bổn, chùa Luông Bassac, chùa Bốn Mặt, chùa La Hán, chùa Chén Kiểu..., mỗi nơi một nét độc đáo.

“Đất lành chim đậu”, vườn cò Tân Long (ở ấp Tân Bình, xã Long Bình, huyện Ngã Năm) rộng 1,5 mẫu, um tùm dừa, tre, bình bát, là nơi cư ngụ của hàng ngàn con cò, vạc, cồng cộc...

Khi bình minh hay lúc xế chiều, trèo lên đài quan sát cao gần 10m, du khách sẽ phải kinh ngạc trước cảnh cò đậu trắng xóa vườn, chiu chíu gọi nhau.

Về Sóc Trăng, muốn thưởng thức trái cây chất lượng cao, xin mời xuống cồn Mỹ Phước. Mùa nào trái nấy, vào vườn, du khách chỉ với tay là có thể hái chùm chùm trái chín thơm phức. Ngút ngàn vườn sinh thái với cây ăn quả và đủ món đặc sản địa phương, như bánh

xèo, gỏi tép, cá lóc nướng trui, bún nước lèo...

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Le Soc dao song Trang
Bún nước lèo - Một đặc sản của Sóc Trăng

Nhưng muốn ăn bún nước lèo “thứ thiệt”, phải xuống chợ nổi Ngã Năm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc huyện Ngã Năm.

Gà chưa gáy sáng, một rừng ghe xuồng từ muôn phương đã tụ hội về chợ nổi. Nào bắp cải, trái thơm; nào thóc gạo, bánh trái; nào bún, cháo; nào heo, gà, tép tôm tươi rói..., mỗi ghe mỗi thứ, đúng là... chợ!

Đêm ở phum sóc, rong xuồng trên mặt sông Sung Đinh êm ái, trăng lồng lộng, thoang thoảng mùi hoa bần ngan ngát, lao xao sóng vỗ, tôm búng nước bóc bóc, nâng tách trà lài thơm phức, nhấm nháp bánh pía bùi bùi, cảm giác khoan khoái khó nói thành lời...

Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ banbientap@baotangtonducthang.com.vn để Ban biên tập baotangtonducthang.com đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.

Bạn đang xem bản tin Lên Sóc dạo sông Trăng
từ Cồ
ng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – baotangtonducthang.com
Theo: Dương Minh / Doanh nhân Sài Gòn

<< Trang trước | Xem theo ngày tháng | Trang sau>>

  Ý kiến bạn đọc
    Gởi bản thảo cho bản tin: "Lên Sóc dạo sông Trăng" Click Đăng ký | Đăng nhập để tham gia bình luận

    Các tin đã đăng