STDLO - Khám phá xong Văn Miếu chúng ta sẽ đến với Võ Miếu ở gần đó, nằm bên trái Văn Miếu. Đồng thời với việc xây dựng Văn Miếu các vua nhà Nguyễn cũng cho xây dựng Võ Miếu để suy tôn Võ học cùng với những danh tường tài ba của nước nhà và một vài tướng cùa Trung Quốc.
>> Về với Huế thương
>> Chùa Thiền Tôn – nơi khai sinh thiền phái Liễu Quán
>> Văn Miếu – biểu tượng của nền giáo dục nước nhà
Do nhà Nguyễn được xây dựng trên nền tảng sau các cuộc chiến tranh dài nên võ học được coi trọng như văn học vì thế mà Võ Miếu được xây dựng vào thời Minh Mạng năm 1835.
Với chu vi khoảng 400m, tòa kiến trúc chính xây theo lối trùng thềm điệp ốc 3 gian 2 chái, phía trong đặt các án thờ phía trước có 2 nhà tả vu và hữu vu. Năm 1839 Vua Minh Mạng cho dựng tấm bia Võ công để khắc tên các tiến sĩ Võ. Đến thời Tự Đức cho dựng thêm 2 tấm nữa
Trải qua thời gian, chiến tranh hiện nay võ miếu chỉ còn lại những tấm bia, những công trình khác đã bị phá huỷ chỉ còn lại phế tích. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đang có kế hoạch trùng tu tôn tại lại nơi này, hy vọng một ngày không xa chúng ta sẽ thấy được một Võ Miếu huy hoàng của ngày xưa.
Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ info@baotangtonducthang.com.vn để Ban biên tập baotangtonducthang.com đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.
Bạn đang xem bản tin Về với Huế thương - Kỳ 27: Võ Miếu – di tích xưa còn lại
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – baotangtonducthang.com
Nguồn: wwww.baotangtonducthang.com
Ảnh: sưu tầm trên net