Google+

Dọc miền đất nước

Đến thăm làng Donde
Cập nhật ngày 14/12/2011

Để đến làng Donde, xã Ia Bă, huyện Ia Grai, chúng tôi đi bằng xe ôm từ Pleiku. Tuy nhiều đoạn đường còn gập ghềnh khó đi nhưng bù lại, mọi người có dịp được tận hưởng không khí trong lành, thoang thoảng mùi cây cỏ tươi mát đặc trưng của vùng đồi núi nơi đây. Cuối cùng, làng Donde của đồng bào Bahnar cũng hiện ra sau hai giờ vượt qua cảnh đồi núi trập trùng.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den tham lang Donde
Vòm lá đa phủ bóng mát lên nhà mồ làng Donde

Làng tuy đã có một số hộ có điện, đặc biệt cách đây ba năm đã có cả sóng điện thoại, song vẫn còn mang đậm dấu ấn của cuộc sống hoang sơ và đậm đà bản sắc của dân tộc Bahnar. Đi sâu vào trong làng, xen lẫn những ruộng lúa cạn, đồng ngô và rẫy cà phê là những mái nhà sàn còn thưa thớt và hoang sơ.

Cuộc sống người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu gắn liền với việc làm nương rẫy, săn bắn. Vật dụng trong nhà của họ hầu như không có gì ngoài vài cái xoong, nồi cũ kỹ. Tuy vậy, cuộc sống ở đây thật yên bình, bầu không khí luôn trong lành. Những khách lạ có thể cũng bắt gặp những cái nhìn lạ lẫm của bà con vì chưa có nhiều người đặt chân đến mảnh đất này, nhưng rồi họ sẽ hiểu được người dân nơi đây rất hiếu khách và chất phác.

Trong những dịp lễ lớn của làng như đám cưới, đám hỏi, lễ bỏ mả…, mọi người tập trung tại nhà rông, nhà mồ nấu nướng, uống rượu và nhảy múa. Trong các dịp lễ tết, đồng bào Bahnar luôn nấu món ăn truyền thống là cháo lá mì. Đây là loại cháo nấu từ loại gạo cạn đặc trưng cùng với lá mì giã nhỏ và lòng heo, trâu, bò. Cháo được cho vào lá chuối trải trên mặt đất, khi ăn thì dùng tay để bốc.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den tham lang Donde
Món cháo truyền thống

Hình thức bài trí của món cháo có lẽ không hợp mắt với những người khách từ miền xuôi nhưng đó là món ăn truyền thống, chỉ được làm vào những dịp lễ quan trọng và người được mời phải là khách quý. Cũng trong những dịp lễ này, bà con thường uống rượu ghè (không gọi là rượu cần vì không uống bằng cần trúc như người Êđê và các dân tộc khác, mà chỉ uống bằng một ống tre). Rượu được làm từ củ mì hoặc lúa, có men được chế biến đặc biệt từ chính những loài thảo mộc nơi đây.

Ở làng Donde, ngoài khung cảnh hoang dã, thiên nhiên còn ưu ái một ngọn thác chín tầng rất đẹp và hùng vĩ. Với tổng chiều cao các tầng là 79m, có thể nói đó là một trong những thác nước cao và hùng vĩ nhất Việt Nam.

Điểm dừng chân cuối cùng của chúng tôi là nhà rông - nơi chứa đựng những nét văn hóa cổ xưa và đặc sắc nơi đây. Dù nhà rông của làng đã bị xuống cấp nhưng ngồi ở đó, du khách vẫn cảm nhận được một không gian thật thiêng liêng và cổ kính.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den tham lang Donde
Bức tượng nhà mồ của người đồng bào Bahnar
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den tham lang Donde
Phần chân thác của thác chín tầng
 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den tham lang Donde
Hoa dại trên núi cao

Hãy chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ info@baotangtonducthang.com.vn để Ban biên tập baotangtonducthang.com đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính mình.

Bạn đang xem bản Đến thăm làng Donde
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – baotangtonducthang.com
Theo: Vương Quốc Thịnh /   Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

<< Trang trước | Xem theo ngày tháng | Trang sau>>

  Ý kiến bạn đọc
    Gởi bản thảo cho bản tin: "Đến thăm làng Donde" Click Đăng ký | Đăng nhập để tham gia bình luận

    Các tin đã đăng