STDLO - Châu Á được mệnh danh là nơi có rất nhiều đền thờ. Điều này không phải xa lạ đối với mọi người bởi đa phần các tôn giáo chính của thế giới đều bắt nguồn từ châu Á. Một số tôn giáo điển hình và phổ biến nhất như: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và Đạo giáo... và những tôn giáo đó đã đóng góp cho thế giới và con người những cảm hứng tuyệt vời để tạo ra những ngôi chùa hoàn hảo, nổi tiếng nhất trên thế giới.
1. Đền Lotus
Đền Lotus
Đền Lotus nằm ở New Delhi, Ấn Độ và có hình dạng như một bông hoa. Đền được hoàn thành vào năm 1986 và được sử dụng như một nơi thờ chính của Ấn Độ, Lotus đã giành được nhiều giải thưởng kiến trúc và hìn ảnh của đền thường được xuất hiện trên các mặt báo và tạp chí. Đền Lotus mở cửa cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay bất kỳ lí do nào khác. Công trình được lấy cảm hứng từ hình ảnh bông hoa sen, từ đó được áp dụng thiết kế cho đền thờ ở New Delhi bao gồm đá cẩm thạch được phủ đều khắp cánh hoa. Kể từ khi đền thờ được đưa vào đời sống con người, tính đến năm 2002, đền đã thu hút hơn 50 triệu lượng khách tham quan và hành hương, chính vì thế đền Lotus đã trở thành ngôi đền được nhiều người ghé thăm nhất trên thế giới. Số lượng khách tham quan trong những năm qua đến với đền Lotus đã vượt qua tháp Eiffel. Vào các ngày lễ Hinđu, nơi đây đã thu hút 150.000 người và chào đón 4 triệu du khách mỗi năm. (Tham khảo: Ấn Độ huyền bí)
2. Đền Ranakpur
Đền Ranakpur
Ranakpur là một ngôi làng nằm ở miền Tây Ấn Độ. Nó nằm giữa Jodhpur và Udaipur, trong một thung lũng ở phía tây của dãy Aravali. Đền Ranakpur được biết đến như ngôi đền làm bằng đá cẩm thạch, có thể nói đó là kiến trúc ngoạn mục nhất của Ấn Độ. Ánh sáng bằng đá cẩm thạch màu chiếm một diện tích khá lớn, hơn 1.444 trụ cột bằng đá cẩm thạch, những họa tiết được chạm khắc tinh tế; các trụ cột được chạm khắc khác nhau và không có hai trụ cột nào giống nhau hết.
3. Taktsang Dzong
Taktsang Dzong
Taktsang Dzong là ngôi đền được xây dựng năm 1692, nằm trên một vách đá 900m. Tu viện được xây dựng vào thế kỷ XVII. Nhìn cảnh ngôi đền trông thật khó đi và nguy hiểm, nhưng thật ra để lên được đền có rất nhiều lối đi khác nhau. Có những ngày xung quanh đền toàn là mây bao phủ với nhiều rừng thông mang màu sắc đặc trưng của nơi đây. Nhưng hầu hết các tòa nhà đã bị phá hủy trong một vụ cháy bi thảm vào năm 1998. Kể từ đó ngôi chùa được sửa chữa để khôi phục lại những vẻ đẹp huyền bí của đền trước đây.
4. Đền Phật Ngọc
Ngôi đền Phật Ngọc
Chùa Phật Ngọc được đặt trong ngôi chùa Wat Phra Kaew ở Bangkok, Thái Lan; ngôi chùa được coi là linh thiêng nhất của Phật giáo. Ngôi đền được nằm trong khuôn viên cung điện của các tòa nhà ở trung tâm Bangkok. Phật Ngọc là một bức tường màu xanh lá cây đen, được chạm khắc từ đá ngọc bích. Bức tượng được tạc trong tư thế thiền định theo phong cách của Lama. Theo truyền thuyết, Phật Ngọc được tạo ra ở Ấn Độ năm 43 trước Công Nguyên ở thành phố Pataliputra; nơi được cho là tượng Phật Ngọc đã có mặt ở đó 300 năm. Trong thế kỷ thứ IV, tượng được đưa đi đến Sri Lanka cho các nhà sư Phật giáo để cất giữ tượng tránh bị tàn phá của chiến tranh. Cuối cùng, tượng được đưa về Thái Lan và chuyển đến Wat Phra Kaew vào năm 1779. Ngoại trừ vua Thái Lan, không ai được phép chạm vào bức tượng này. Vua thường tới đây thay đổi mày sắc chiếc áo choàng quanh bức tượng 1 năm 3 lần, tương ứng với mùa hè, mùa đông và mùa mưa.
5. Đền Thiên Đàn
Đền Thiên Đàn ở Bắc Kinh
Đền Thiên Đàn là ngôi đền với kiến trúc được xây dựng phức tạp, nằm ở phía Đông nam ở trung tâm Bắc Kinh. Nơi đây các hoàng đế của triều đại nhà Minh và Thanh đã tổ chức các nghi lễ cầu Trời hằng năm mong cho cả năm được mùa và thu hoạch tốt. Ngôi đền được xây dựng từ năm 1406 đến 1420, dưới thời thống trị của hoàng đế Vĩnh Lạc và cũng chính hoàng đế này đã cho xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Năm 1914, sau khi Viên Thế Khải được lên làm Chủ tịch nước Cộng hòa của Trung Quốc, ông đã đến đây mở ra buổi lễ cầu nguyện như một nghi thức tuyên bố việc ông được tôn lên làm Chủ tịch nước. Năm 1918, chùa được biến thành công viên và lần đầu tiên mở cửa cho du khách tham quan. Đền thờ Thiên Đàn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1998 và được miêu tả là một kiệt tác của kiến trúc và thiết kế cảnh quan đơn giản nhưng hòa hợp với phong cảnh xung quanh. Môi trường xung quanh đền thờ Thiên Đàng còn là một công viên tập thể dục cho người dân vào mỗi buổi sáng.
6. Golden Pavilion
Golden Pavilion
Golden Pavilion là một ngôi đền Thiền Phật giáo ở Kyoto, Nhật Bản. Ngôi đền được thiết kế như một địa điểm lịch sử quốc gia đặc biệt và là nơi nằm trong 17 địa điểm Di tích lịch sử của Kyoto. Pavilion được thiết lập trong một khu vườn tuyệt đẹp của Nhật Bản và được xây dựng theo mô tả của Đức Phật Di Đà, đồng thời minh họa cho sự hài hòa giữa trời và đất. Những cù lao lớn nhất trong ao đại diện cho hòn đảo Nhật Bản. Cảnh quan đẹp và sự phản ánh của ngôi đền trên mặt nước đã tạo ra một cảnh ấn tượng. (xem thêm: Những ngôi đền tuyệt đẹp ở Nhật Bản)
7. Harmandir Sahib
Đền Harmandir Sahib
Harmandir Sahib hay còn gọi là Đền Vàng là ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh vừa là điểm thu hút chính ở Amritsar. Xây dựng vào năm 1574, đền Harmandir Sahib được bao quanh bởi hồ nước nhỏ trong khu rừng mỏng. Đền có những kiến trúc mang hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu của đạo Sikh. Đây là ngôi đền tuyệt đẹp, và luôn đón chào khách hành hương từ khắp Ấn Độ và khách du lịch, và nơi đây thường xuất hiện trên thông tin báo chí và được coi là cách truyền bá ngôi đền đến với mọi người.
8. Baalbek
Đền Baalbek
Baalbek còn được gọi là Heliopolis; đây không chỉ là ngôi đền cổ xưa mà còn là địa điểm khảo cổ ngoạn mục ở vùng Đông bắc Lebanon. Từ thế kỷ thứ I Trước Công Nguyên và trong khoảng thời gian của thế kỷ thứ II, người La Mã đã xây dựng ba ngôi đền ở đây: sao Mộc, đền Bacchus và sao Kim. Trong thời gian của Đế chế La Mã, đây là những ngôi đền lớn nhất thời bấy giờ. Đền thờ sao Mộc đã được lót bởi 54 cột đá granite khổng lồ. Ngôi đền cũng là công trình được bảo tồn và giữ gìn tốt nhất ở thành phố này. Baalbek là một trong những cấu trúc khổng lồ, là công trình tốt nhất của kiến trúc Đế quốc La Mã . Chính vì thế UNESCO đã công nhận Baalbek là Di sản thế giới vào năm 1984.
9. Borobudur
Ngôi đền Phật Borobidur
Nằm trên đảo Java của Indonesia, đi về hướng Tây bắc của Yogyakarta khoảng 40km; Borobudur hiện ra và được biết đến như một ngôi đền Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Ngôi đền được xây dựng trong khoảng thời gian ở thế kỷ thứ VIII và VIV dưới vương triều của Vương quốc Sailendra. Công trình được ước tính với khoảng 2 triệu khối đá. Ngôi đền nằm trên một quả đồi, ở giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, phía sau là dãy núi màu lam, những hình ảnh đó làm nổi bật lên phong cảnh ngôi đền. Tất cả bậc thang đều được phủ kín bằng những bức phù điêu, được chạm khắc rất công phu; đồng thời mô tả về cuộc sống của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các bồ tát và các Phật tử đã giác ngộ giáo lý Phật pháp để tìm hiểu về thiên đàng và địa ngục.
Đền phật Borobudur - Kỳ quan giữa đất nước Hồi giáo
Sau khi vương triều Phật giáo Syailendrabị sụp đổ ngôi đền Borobudur đã bị lãng quên trong suốt 10 thế kỷ. Vào năm 1814, các nhà khoa học châu Âu do chính quyền thuộc địa Hà Lan ở Indonesia cử đến đã tiến hành nghiên cứu và sửa chữa lại ngôi đền do ngôi đền hư hỏng và đỗ nát quá nhiều. Bên cạnh đó chính phủ Indonesia đã kêu gọi UNESCO giúp đỡ, bao gồm 600 nhà điêu khắc nổi tiếng trên thế giới đã cùng bắt tay tiến hành làm lại ngôi đền trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đôla Mỹ. Ngày nay, ngôi đền Borobudur đã được phục hồi tuy không giống như xưa nhưng đã thể hiện được vóc dáng và làm khách tham quan vô cùng ngưỡng mộ, nơi đây thật sự xứng đáng là một trong những kì quan nổi tiếng của châu Á.
10. Angkor Wat
Đền Angkor Wat
Angkor Wat hay còn được gọi là “ Thành phố đèn” là một ngôi đền rộng lớn vẫn còn tráng lệ của Đế chế Khmer; bao gồm cả ngôi đền Angkor Wat nổi tiếng nhất thế giới. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối đi chính vào đền ở hướng Tây cũng là hướng Mặt Trời lặn. Chính vì lí do đó gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc, bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước. Thiết kế của ngôi đền này cân đối và rất đẹp, có qui mô to lớn vừa là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc trong và ngoài đền. Với những bức phù điêu phong phú, nhiều màu sắc trang trí rất hài hòa, tất cả đều tương xứng với sự thiết kế cân đối và phong cách nghiêm trang của ngôi đền. Đặt chân vào khu đền du khách sẽ thấy hình ảnh những bức phù điêu miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam, nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc nhau. Hình tượng được du khách yêu thích và thường xuyên xuầt hiện trên tấm phù điêu chính là vị Nữ thần dạy múa của Campuchia.
Bạn đang xem bản tin Những ngôi đền linh thiêng nhất
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá - baotangtonducthang.com
Nguồn: baotangtonducthang.com - Thanh Xuân
Ảnh: Sưu tầm internet