Lựa chọn bí: phải là loại bí (đao) của Đà Lạt, trọng lượng từ 5kg trở lên mới có độ dày cơm, giòn. Các loại bí khác vừa nhỏ, lại bở nên không thể làm mứt được.
Quy trình thực hiện: gọt vỏ, bỏ hột. Cắt hình dạng dài, tròn, mỏng, dày theo sở thích.
Lấy nước vôi trong màu trắng (có thể mua nước vôi trong tại các quầy bán trầu cau ở chợ) ngâm trong sáu giờ. Sau đó xả sạch, chần qua nước sôi, đổ ra rổ, để ráo, mang phơi nắng (nắng tốt phơi khoảng ba giờ). Tiếp đó, rửa lại bằng nước thường. Chần qua nước sôi, đổ ra rổ để ráo. Đây chính là công đoạn làm trắng mứt bí mà không cần sử dụng hóa chất.
Công thức làm mứt là cứ 3kg bí sử dụng 3kg đường. Chia làm năm lần sên. Nghĩa là mỗi lần nấu 600g đường, đổ nước ngang mặt bí, nấu cho sôi, sau đó bắc xuống để qua một đêm. Ngày hôm sau, vớt bí ra, tiếp tục lấy 600g đường nấu với nước đường đã ngâm bí trước đó, nấu cho sôi, đổ vào bí ngâm qua một đêm. Cứ thế thực hiện trong năm ngày liên tục. Ngày thứ sáu vớt mứt ra rổ, lấy nước đường ngâm bí thắng cho kéo tơ, sau đó lấy bí nhúng vào, trút ra nia để hong khô.
Có thể pha màu bằng các loại trái cây thiên nhiên như dứa, cam, dâu... Dùng nước nguyên chất của trái cây theo sắc màu bạn muốn, pha vào nước đường trong quá trình nấu và ngâm bí.
Chỉ cần bảo quản trong lọ thủy tinh là có thể sử dụng khoảng ba tháng.
Xem thêm:
> Sài Gòn trang hoàng đón Tết Quý Tỵ
> Ẩm thực ngày Tết của một số quốc gia trên thế giới
> Mứt trong ẩm thực tết Việt
> Cách làm mứt gừng ngày Tết
> Cách làm mứt bí ngày Tết
> Cách làm mứt dừa ngày Tết
> Cách làm mứt xoài dẻo nhâm nhi ngày Tết
> Ngày Tết kiêng ăn gì?
Bạn đang xem bản tin Cách làm mứt bí ngày Tết
từ Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – baotangtonducthang.com
Sưu tầm